Lợi ích khi cho trẻ cần tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM từ sớm

Các bạn thân mến!

Hiện nay giáo dục STEM không còn là phương pháp xa lạ trong giáo dục. Vậy STEM có quan trọng không? Lợi ích khi cho trẻ cần tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM từ sớm là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. STEM là gì?

STEM là viết tắt của: Sicience (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineeing (Kỹ thuật) và Math (Toán)

Khái niệm về Stem

2. Tại sao học sinh cần phương pháp giáo dục STEM?

Giáo dục STEM thúc đẩy sự sáng tạo cho học sinh, xây dựng và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để biến ý tưởng và sáng kiến vào thực tế trên nền tảng kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật. Giáo dục STEM hướng đến mục tiêu giúp học sinh “nắm vững kiến thức thông qua hoạt động thực tiễn”.

Học lập trình trên phần mềm keiro

3. Lợi ích khi học chương trình STEM

Chương trình học STEM mà được các nước áp dụng hiện nay trang bị cho học sinh được nhiều kiến thức đa lĩnh vực, tiếp cận với thực hành nhiều hơn. Nhờ đó các em có thể áp dụng vào thực tế, giải quyết vấn đề cuộc sống, phục vụ công việc, phát triển trong môi trường công nghệ 4.0. Cụ thể khi tiếp cận với giáo dục STEM, học sinh sẽ được rèn luyện và phát triển 6 kỹ năng chính sau:

Kỹ năng quan sát:

+ Quan sát sự vật, hiện tượng để nhận xét

+ So sánh, đối chiếu, phân tích các sự vật hiện tượng bằng trực quan

Kỹ năng giải quyết vấn đề:

+ Từ kiến thức thực tế, kiến thức được cung cấp, yêu cầu chủ đề bài học trong giáo dục stem,… học sinh lên ý tưởng xây dựng kế hoạch để thực hiện được yêu cầu đặt ra.

+ Đề xuất giả thiết và dự đoán kết quả các trường hợp có thể xảy ra.

+ Lựa chọn thiết bị, công cụ dụng cụ để thực hành các kế hoạch đặt ra.

+ Lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hành yêu cầu.

Kỹ năng thực hành, thực nghiệm:

+ Tiến hành lắp đặt, quan sát và đo đạc để thu được kết quả.

+ Thu thập và ghi nhận kết quả

+ Phân tích số liệu kết quả để rút ra kết luận

Kỹ năng giao tiếp và hợp tác:

+ Mô tả, trình bày ý tưởng, giải pháp.

+ Giải thích sự vật, hiện tượng

+ Lập luận, dẫn chứng cho các ý tưởng.

+ Làm việc nhóm trách nhiệm để cùng xây dựng bài học.

Kỹ năng sáng tạo:

+ Tìm tòi tạo mục tiêu, từ đó hình thành tư duy tưởng tượng

+ Định hình sáng kiến, ý tưởng của mình trước khi bắt tay triển.

Có thể thấy rằng, việc giảng dạy STEM  trong những năm đầu cho phép trẻ tạo ra sự liên kết quan trọng giữa cuộc hằng ngày và kiến thức được học. Đây cũng là nền tảng cho sự thành công trên con đường học vấn trong tương lai, vì những kỹ năng trẻ học được có thể chuyển giao qua những môn học khác.

Như vậy, bố mẹ có thể thấy chương trình học STEM chưa bao giờ là quá sớm đối với trẻ. Vì vậy, hãy để trẻ có thể làm quen về tư duy, cách giải quyết vấn đề và sự sáng tạo trước khi bước vào lớp học đầu tiên nhé! 

Tìm hiểu thêm

Leave a Reply

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call để thêm thông tin
chat-active-icon